Vật phẩm nhận gửi
- Bưu phẩm là bưu gửi có nội dung là tài liệu, chứng từ.
- Bưu kiện là bưu gửi có nội dung là hàng hóa, được đóng thành gói, kiện, hộp.
- Bưu gửi - Vận đơn - Số vận đơn:
+ Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hoá được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
+ Vận đơn là cách gọi khác của bưu gửi.
+ Số vận đơn là ký hiệu của bưu gửi, nhằm phân biệt các bưu gửi khác nhau. Số vận đơn là chuỗi ký tự chữ hoặc số hoặc cả hai; thường in ở góc phải, phía trên cùng của phiếu gửi.
- Phiếu gửi là biên lai thể hiện các thông tin của bưu phẩm bưu kiện, là bằng chứng chứng minh việc nhận gửi bưu phẩm bưu kiện giữa Jasvina và người gửi. Phiếu gửi có 02 loại:
+ Phiếu gửi in sẵn: là phiếu gửi, đặt in ở các Công ty in.
+ Phiếu gửi import: là phiếu gửi được in ra từ PMS. Sau khi đưa các dữ liệu vào PMS, PMS sẽ cho phép in ra phiếu gửi có hình thức giống như phiếu gửi in sẵn.
ận bưu gửi của khách vãng lai
ĐIỀU KIỆN NHẬN GỬI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN (BPBK)
1. Vật cấm gửi và gửi có điều kiện
1.1 Những mặt hàng cấm gửi
- Thuốc phiện, các hợp chất từ thuốc phiện, các chất ma túy, các chất kích thích thần kinh.
- Vũ khí, đạn dược, chất nổ, trang thiết bị quân sự.
- Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và các chất gây nguy hiểm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
- Các loại vật phẩm, hàng hóa Nhà nước cấm lưu thông, cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
- Sinh vật sống.
- Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận theo quy định của từng nước.
- Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền; các loại thẻ có chứa tiền.
- Thư trong bưu kiện (thư gửi kèm trong hàng hoá).
- Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim....), các loại đá quý hay các sản phẩm khác chế tạo từ kim khí quý, đá quý (cấm gửi kể cả gửi trong bưu gửi khai giá).
- Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau.
1.2. Những mặt hàng gửi có điều kiện
- Bưu phẩm, bưu kiện chứa hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế & các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật.
- Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền.
- Các vật phẩm, hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải bảo đảm để không hư hỏng, ô nhiễm bưu phẩm, bưu kiện khác.
- Vật phẩm, hàng hóa gửi trong bưu phẩm, bưu kiện chuyển qua đường hàng không phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.
1.3. Những mặt hàng khó vận chuyển qua đường Hàng không:
- Pin & các sản phẩm có pin bên trong (ví dụ như đồng hồ, điện thoại, laptop…)
- Chất lỏng, Chất bột, Hạt nhựa, hộp mực,
- Bình khí, Đất
- Nguồn điện, Nam châm.
2. Kích thước, khối lượng, cách thức đóng gói BPBK
2.1. Kích thước, khối lượng
- Kích thước thông thường đối với một bưu gửi là bất kỳ chiều nào của bưu gửi phải dưới 1.2 mét. Nếu bưu gửi có kích thước bất kỳ chiều nào từ 1.2 mét trở lên thì được gọi là Hàng quá khổ. Quy định về giá cước của trường hợp này như sau:
+ Đối với dịch vụ nội địa: nếu bưu gửi có trọng lượng thực đến 30kg thì sẽ thu cước theo trọng lượng 30kg; nếu bưu gửi có trọng lượng thực trên 30kg thì sẽ phụ thu 20% cước chính.
+ Đối với dịch vụ quốc tế: thu theo quy định của Hãng Quốc tế.
- Trọng lượng thông thường của một kiện là không được vượt quá 100kg. Nếu một kiện có trọng lượng vượt quá 100kg và không thể tách rời hoặc chia nhỏ thì được gọi là Hàng nguyên khối. Quy định về giá cước của trường hợp này như sau:
+ Đối với dịch vụ quốc tế: thu theo quy định của Hãng Quốc tế.
- Trọng lượng tính cước sẽ được tính theo theo trọng lượng lớn hơn giữa trọng lượng thực và trọng lượng quy đổi. Công thức tính trọng lượng quy đổi như sau (đơn vị: kg):
+ Đối với dịch vụ quốc tế : Dài * Rộng * Cao (Cm)/5000
2.2. Cách thức đóng gói
- BPBK phải được đóng gói chắc chắn, bao bì phải phù hợp với hình thức và tính chất của vật phẩm bên trong, phù hợp với điều kiện vận chuyển; không gây nguy hiểm cho nhân viên phát; không làm bẩn, hư hỏng các BPBK khác hoặc trang thiết bị vận hành.
- Hàng hóa phải được quấn màng co và đóng dây đai.
- Một số lưu ý với với các hàng hóa đặc thù:
+ Hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng, chất lỏng, đặc biệt:
+ Bắt buộc phải đóng thùng gỗ, chèn xốp mút giữa các khe hở.
+ Để đảm bảo giữ cho vật phẩm không bị biến chất ở nhiệt độ cao thì phải sử dụng đá khô, nước đá để bảo quản (sử dụng đá khô với số lượng hạn chế đối với hành trình vận chuyển qua hàng không).
+ Những hàng hóa có thùng, chai, lọ có gắn nắp, nút thì những thùng, chai, lọ này phải đảm bảo đủ độ cứng để chịu được sự thay đổi áp suất.
+ Hàng chất lỏng có thể tích đến 250 ml sẽ được cho vào bao ni lông; sau đó, đóng gói bằng ống nhựa hoặc thùng carton.
+ Hàng giá trị cao: phải đóng ván ép và chèn mút xốp.
+ Pin và các sản phẩm có pin bên trong (ví dụ như laptop, đồng hồ, điện thoại…), gửi qua chặng hàng không thì phải tháo gỡ pin ra trước đóng gói.
+ Hàng hóa qua Bưu điện, có trọng lượng, kích thước bất kì thì bắt buộc phải đóng gói vào thùng/hộp. Nếu không đóng gói, Bưu điện sẽ không nhận hàng.
1.2.3. Một số lưu ý đối với người gửi:
- Jasvina express chỉ phụ trách việc vận chuyển hàng hóa theo đúng chỉ tiêu chất lượng mà Jasvina express cam kết và công bố.
-Jasvina express sẽ không chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị Cơ quan nhà nước tạm giữ/tịch thu mà nguyên nhân là do người gửi không tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn việc: chứng từ đi kèm hàng hóa bị sai/thiếu; hàng hóa nhập khẩu không có nhãn phụ; hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng; hàng hóa không tuân thủ đúng các điều kiện của pháp luật.
- Khi hàng hóa bị Cơ quan nhà nước tạm giữ/tịch thu thì người gửi phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước đến giải quyết sự việc.